Vận tải đường bộ xuyên biên giới tại ASEAN được dự báo tăng mạnh nhờ sự phục hồi kinh tế và bùng nổ thương mại điện tử.
Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company năm 20022, các nền kinh tế kỹ thuật số hàng đầu Đông Nam Á chiếm 200 tỷ USD tổng giá trị giao dịch được thực hiện, tăng 20% so với năm 2021. Nền kinh tế trực tuyến Đông Nam Á cũng đang trên đà đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030.
Thương mại điện tử nói chung và mảng xuyên biên giới thời gian qua cho thấy sự phát triển mạnh mẽ tại cả Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Trong đó, giao dịch trực tuyến xuyên quốc gia dần cho thấy vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh, xuất khẩu, giúp gia tăng doanh thu và độ phổ biến của thương hiệu trên thị trường.
Thêm vào đó, lĩnh vực này hiện nay cũng được chính phủ chú trọng, hỗ trợ, nới lỏng các hạn chế thương mại, thực hiện các sáng kiến mới. Đơn cử có hệ thống hải quan điện tử quá cảnh ASEAN, cấp phép cho các nhà khai thác di chuyển hàng hóa qua biên giới bằng một chứng từ duy nhất.
Họ không cần nộp các loại thuế khác khi hàng nhập cảnh hoặc xuất cảnh. Cùng với đó là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực và hợp tác thương mại, hứa hẹn là đòn bẩy thúc đẩy, hỗ trợ thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển nhanh chóng.
Dù là lĩnh vực tiềm năng, nhiều dư địa phát triển song thương mại điện tử xuyên quốc gia vẫn tồn tại nhiều thách thức. Để đạt sự phát triển bền vững, ngoài sản phẩm tốt, các doanh nghiệp cần trang bị kiến thức sâu rộng về tình hình thị trường thế giới. Đồng thời, họ cũng nên kết nối với các đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển xuyên biên giới uy tín để có chiến lược phát triển kinh doanh dài hạn, hiệu quả, phù hợp.
Vận chuyển hàng hóa quốc tế và quy trình hậu cần (logistics) là một trong những yếu tố quan trọng trong xuất khẩu hàng hóa trực tuyến. Trong đó, logistics lại đóng vai trò quyết định trong việc hình thành trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng về doanh nghiệp.
Song song đó, việc cân đối chi phí, uy tín đối tác, đảm bảo an toàn suốt quá trình vận chuyển cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Những đơn vị logistics cung cấp nhiều phương thức vận chuyển như đường bộ, biển, hàng không sẽ có năng lực xử lý bưu kiện lẫn các vấn đề pháp lý trong xuất nhập khẩu hiệu quả, nhanh chóng hơn.
Tìm được đối tác vận chuyển phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu nguồn lực đầu tư, giảm chi phí vận chuyển, hoàn thiện đơn hàng, rút ngắn thời gian vận chuyển… Đồng thời, các vấn đề rủi ro khi vận chuyển cũng như vi phạm không mong muốn ở các thị trường mục tiêu cũng được giảm thiểu.
Nắm bắt nhu cầu vận chuyển xuyên biên giới của các doanh nghiệp Đông Nam Á, nhiều “ông lớn” logistics đã đầu tư thiết lập mạng lưới dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đối tác. Đến nay, các quốc gia ASEAN đã hình thành mạng lưới đường bộ chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa quốc tế đầu tiên trên thị trường.
Các doanh nghiệp vận chuyển có thể đưa hàng hóa qua lại nhanh chóng hơn giữa các nước Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Myanmar và Trung Quốc. Dịch vụ vận tải đường bộ không chỉ nhanh hơn mà còn cắt giảm chi phí so với đường biển và hàng không.
Các tập đoàn logistics nước ngoài với tiềm lực tài chính mạnh như DHL Global Forwarding, BEST Inc… đã đầu tư hệ thống kho ngoại quan, xây dựng mạng lưới dịch vụ tại Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Các khoản đầu tư này góp phần hoàn thiện mạng lưới vận chuyển xuyên biên giới, phục vụ khách hàng trong khu vực.
Không chỉ đầu tư hoàn thiện tuyến vận chuyển xuyên biên giới, các doanh nghiệp còn xây dựng hệ thống kho ngoại quan lưu hàng, bố trí đội ngũ nhân sự bản xứ để hỗ trợ thực hiện thủ tục thông quan tại các cửa khẩu. Sự đầu tư bài bản của họ cũng hứa hẹn mang đến loạt danh mục dịch vụ toàn diện, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong khu vực dễ dàng kết nối, phát triển kinh doanh.
Nguồn: Sưu tầm
Bài viết liên quan
-
Lần đầu tiên trong nhiều năm hàng hóa XNK qua các cảng TPHCM giảm mạnh, chỉ trong nửa đầu năm, kim ngạch XNK đã giảm hơn 14 tỷ USD. Công chức Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 làm thủ tục xuất khẩu chuối cho DN . Ảnh: T.H Nhiều mặt hàng giảm sâu...
Xem tất cả
-
Chiều 12/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải Quốc tế (FIATA) Ivan Petrov đang thăm và tham dự Hội nghị thường niên Khu vực châu Á – Thái Bình Dương của FIATA được tổ chức tại Việt...
Xem tất cả
-
Mặc dù xuất khẩu hàng hoá tiếp tục ghi nhận tăng trưởng 2 con số (với tổng kim ngạch đạt 371,85 tỷ USD trong năm 2022, tăng 10,6% so với năm trước). Song xuất khẩu 2023 đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức ở cả nội tại – bên trong của nền kinh...
Xem tất cả
-
Trong quý 2, tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 43,4% so với quý 1. Trong đó, nhiều ngành hàng chủ lực đã đạt mức tăng trưởng cao, bao gồm máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác, hàng dệt may,...
Xem tất cả