Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5-2023 (từ ngày 1-5 đến ngày 15-5) đạt 23,89 tỷ USD, giảm 10,8% (tương ứng giảm 2,89 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 4-2023.
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 5-2023 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15-5 đạt 230,59 tỷ USD, giảm 15,4%, tương ứng giảm 42,1 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 160,26 tỷ USD, giảm 15,1% (tương ứng giảm 28,5 tỷ USD). Trong kỳ 1 tháng 5-2023, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 988 triệu USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15-5, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 6,57 tỷ USD.
Kỳ 1 tháng 5-2023: Tổng trị giá xuất nhập khẩu Việt Nam đạt 23,89 tỷ USD. Ảnh minh họa: TTXVN
Về xuất khẩu, tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5 đạt 11,45 tỷ USD, giảm 21,3% (tương ứng giảm 3,1 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 4-2023. Như vậy, tính đến hết 15-5, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 118,58 tỷ USD, giảm 12,8% tương ứng giảm 17,47 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 5 đạt 8,09 tỷ USD, giảm 22,6% tương ứng giảm 2,36 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 4-2023. Tính đến hết ngày 15-5, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 87,17 tỷ USD, giảm 12,4%, tương ứng giảm 12,39 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73,5% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Về nhập khẩu, tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5 đạt 12,44 tỷ USD, tăng 1,7% (tương ứng tăng 212 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 4-2023. Như vậy, tính đến hết ngày 15-5, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 112,01 tỷ USD, giảm 18% (tương ứng giảm 24,63 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 8,18 tỷ USD, tăng 4% (tương ứng tăng 317 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 4-2023. Tính đến hết ngày 15-5, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 73,09 tỷ USD, giảm 18,1% (tương ứng giảm 16,14 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 65,3% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
Nguồn: HOÀNG LAN
Bài viết liên quan
-
TPO – Theo Tổng cục Hải quan, tình hình lạm phát tại một số thị trường lớn đang khiến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam suy giảm mạnh. Từ đầu năm đến ngày 15/5, kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước chỉ đạt 230 tỷ USD, giảm gần 40 tỷ USD. Con...
Xem tất cả
-
Giá xăng dầu leo thang, chuỗi cung ứng hàng hóa bị đứt gãy do tình trạng thiếu container rỗng và chính sách zero Covid… đã khiến chi phí logistics bị “đội” lên mức cao… Chi phí logistics tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó. Tuy đây chỉ là những yếu tố tác động tới...
Xem tất cả
-
Chiều 12/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội giao nhận vận tải Quốc tế (FIATA) Ivan Petrov đang thăm và tham dự Hội nghị thường niên Khu vực châu Á – Thái Bình Dương của FIATA được tổ chức tại Việt...
Xem tất cả
-
Covid-19 tác động mạnh mẽ lên chuỗi cung ứng toàn cầu lẫn trong nước, buộc các doanh nghiệp logistics triển khai sớm những giải pháp phục hồi hậu suy thoái. Không riêng Việt Nam mà ngành logistics toàn cầu đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19. Theo khảo sát ghi nhận bởi Hiệp hội...
Xem tất cả