Hoạt động cảng biển vẫn chưa cho thấy những tín hiệu có thể sớm hồi phục bởi dòng chảy thương mại của Việt Nam chưa thật sự khởi sắc
Ảnh minh họa.
Chứng khoán Rồng Việt – VDSC vừa có báo cáo cập nhật triển vọng ngành cảng biển với điểm nhấn rằng dòng chảy thương mại vẫn chưa phát đi những tín hiệu khởi sắc để giúp hoạt động cảng biển có thể sớm phục hồi trong ngắn hạn.
Theo đó, giá trị xuất khẩu hàng hóa thông qua container đường biển Q1/2023 ước tính đạt 43 tỷ USD (-10% YoY). Các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam là Mỹ, Trung Quốc, EU (thị phần xuất khẩu tương ứng là 27%, 17% và 14%) đều tăng trưởng âm.
Ước tính Q1/2023, giá trị xuất khẩu thông qua container đường biển sang các thị trường trên lần lượt là 11,9 tỷ USD (-22% YoY), 4,9 tỷ USD (-11% YoY) và 4,8 tỷ (-9% YoY). Đây là xu hướng đã được dự báo từ trước khi sức mua người tiêu dùng tại Mỹ và EU vẫn đang yếu trong bối cảnh chi phí năng lượng và dịch vụ cao.
Trong khi dó giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc giảm nhiều khả năng do sự giảm giá của giá một số mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng cao gồm máy vi tính, sản phẩm linh kiện điện từ, xơ, sợi dệt, cao su. Kết hợp với xu hướng giảm giá các loại hàng hóa trên toàn cầu, thông lượng container xuất khẩu của Việt Nam giảm -8% YoY, đạt 1,76 triệu TEU trong Q1/2023.
Do thương mại của Việt Nam vẫn phụ thuộc khá lớn vào hoạt động gia công của các doanh nghiệp FDI, sự sụt giảm giá trị/đơn hàng xuất khẩu cũng khiến cho giá trị hàng hóa nhập khẩu giảm sâu.
Giá trị nhập khẩu ước tính của hàng hóa container thông qua đường biển đạt 31 tỷ USD (-15% YoY). Trong đó, hai thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc và Hàn Quốc (thị phần nhập khẩu tương ứng là 32% và 17%) đều tăng trưởng âm, giá trị nhập khẩu hàng hóa container đường biển ước tính lần lượt đạt 10,3 tỷ USD (-18% YoY) và 4,1 tỷ USD (-22% YoY) (hình 5). Thông lượng container nhập khẩu cả nước chỉ đạt 1,73 triệu TEU, giảm 18% so với cùng kỳ.
Trên cơ sở đó, VDSC đánh giá triển vọng hoạt động cảng biển tương đối ảm đạm trong tương lai gần.
Giá trị nhập khẩu giảm sâu hơn giá trị xuất khẩu nêu trên, bên cạnh tác động từ yếu tố giá, có thể hàm ý rằng các các đơn đặt hàng xuất khẩu còn khá yếu khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn chưa sẵn sàng cho việc nhập khẩu để tích trữ tồn kho nguyên liệu sản xuất. Điều này cũng được thể hiện qua chỉ số PMI của Việt Nam, vốn ở dưới mức 50 điểm trong phần lớn thời gian của hai quý gần nhất.
“Trong bối cảnh đó, chúng tôi tin rằng hoạt động cảng biển vẫn chưa cho thấy những tín hiệu có thể sớm hồi phục bởi dòng chảy thương mại của Việt Nam chưa thật sự khởi sắc”, ông Cao Ngọc Quân, chuyên gia phân tích của VDSC nhấn mạnh.
Nguồn: VnEconomy
Bài viết liên quan
-
Thủ tục đồ gỗ nội thất làm từ gỗ công nghiệp Theo Thông tư 38/2015/TT-BTC, các sản phẩm gỗ công nghiệp không có tên trong danh mục cấm và hạn chế xuất khẩu, các mặt hàng đồ gỗ này được xuất khẩu và làm thủ tục thông quan như các sản phẩm thông thường khác....
Xem tất cả
-
Logistics là ngành dịch vụ được ví như mạch máu của nền kinh tế quốc dân, có vai trò quan trọng trong việc kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Thị trường logistics tại Việt Nam được cộng đồng doanh nghiệp (DN) và các tổ chức quốc tế đánh giá...
Xem tất cả
-
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, các hoạt động logistics vốn được coi là “xương sống” của chuỗi cung ứng cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số để phát triển bền...
Xem tất cả
-
Lần đầu tiên trong nhiều năm hàng hóa XNK qua các cảng TPHCM giảm mạnh, chỉ trong nửa đầu năm, kim ngạch XNK đã giảm hơn 14 tỷ USD. Công chức Hải quan cảng Sài Gòn khu vực 1 làm thủ tục xuất khẩu chuối cho DN . Ảnh: T.H Nhiều mặt hàng giảm sâu...
Xem tất cả