TP.HCM đặt mục tiêu phát triển logistics trở thành một ngành dịch vụ mũi nhọn, với mức tăng trưởng doanh thu đạt 15% vào năm 2025 và đạt 20% vào năm 2030…
Cảng Cái Mép – Thị Vải.
TP.HCM sẽ xây dựng 8 trung tâm logistics với tổng diện tích hơn 750 ha, bao gồm: Cát Lái – Phú Hữu – TP. Thủ Đức (diện tích 292 ha); Long Bình – TP. Thủ Đức (diện tích 54 ha); Linh Trung – TP. Thủ Đức (diện tích 74 ha); Củ Chi – huyện Củ Chi (diện tích 15 ha); Tân Kiên – huyện Bình Chánh (diện tích 60 ha); Hiệp Phước – huyện Nhà Bè (diện tích 100 ha); xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn (diện tích 150 ha). Ngoài ra, các dự án có chức năng “tương tự trung tâm logistics” như kho lạnh ở Khu công nghiệp Vĩnh Lộc, kho thương mại điện tử ở Củ Chi…cũng đang được các doanh nghiệp triển khai xây dựng.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC), chia sẻ tại hội thảo “Nâng cao năng lực hệ thống logistics và cảng biển TP.HCM thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và liên kết vùng”, tổ chức ngày 04/7/2023, tại TP.HCM.
TP.HCM đã phê duyệt đề án “Phát triển ngành logistics TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” – Ảnh: IT.
Hiện tại, thành phố đã phê duyệt đề án “Phát triển ngành logistics TP.HCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, phấn đấu tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp đạt 15% vào năm 2025 và đạt 20% vào năm 2030, tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP thành phố đến năm 2025 đạt 10% và đến năm 2030 đạt 12%, góp phần kéo giảm chi phí logistics cả nước so với GDP quốc gia đến năm 2025 còn khoảng 10-15%.
Trong vấn đề phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, TP.HCM đóng vai trò động lực quan trọng. Do đó, theo các chuyên gia, việc phát triển đồng bộ hệ thống logistics cấp quốc gia cần tập trung xây dựng trung tâm logistics hàng không gắn với cảng hàng không quốc tế Long Thành, đầu tư phát triển hệ thống logistics cảng và cảng trung chuyển quốc tế tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và TP.HCM. Hình thành vành đai công nghiệp, đô thị, dịch vụ, logistics dọc hành lang Vành đai 3, Vành đai 4 và các tuyến cao tốc của vùng. Phát triển chuỗi công nghiệp – đô thị Mộc Bài – TP.HCM – Cảng Cái Mép – Thị Vải gắn với hành lang kinh tế Xuyên Á.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Tài, Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại
“Quy hoạch hệ thống logistics TP.HCM và cả vùng kinh tế phía Nam cần theo hướng hiện đại. Do đó, ngoài việc đầu tư hoàn thiện hạ tầng cứng như cầu đường, cảng biển… TP.HCM cần xây dựng hệ thống quản lý thông tin hàng hóa trực tuyến; áp dụng các công nghệ IoT, Blockchain; tích hợp hệ thống thông tin và giao tiếp ứng dụng cũng như chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực logistics”.
Cho rằng TP.HCM nên xây dựng cảng biển trung chuyển tại Cần Giờ theo hướng kết nối vùng để trung chuyển hàng hóa từ cảng Cái Mép – Thị Vải (Bà Rịa – Vũng Tàu) về TP.HCM, ông Trương Nguyên Linh, Phó Tổng Giám đốc Công ty Liên doanh phát triển Tiếp vận số 1 (VICT), cũng đề cập đến việc TP.HCM cần đẩy mạnh mở rộng các tuyến đường kết nối vào các cảng biển; khẩn trương xây dựng 8 trung tâm logistics và xây dựng các bến thủy nội địa.
“Quy hoạch bến thủy nội địa trong phạm vi TP.HCM để phát triển vận tải logistics, vì vấn đề kết nối của doanh nghiệp không chỉ giữa các cảng biển, các cảng trung chuyển mà còn chuyển hàng vào bến thủy nội địa. Doanh nghiệp cần TP.HCM quy hoạch cụ thể, rõ ràng để có kế hoạch cho kinh doanh, kết nối nhanh chóng và nâng cao năng lực”, ông Linh đề xuất.
Nguồn: VnEconomy
Bài viết liên quan
-
Bộ Công thương đang phối hợp với các bộ, ngành xây dựng Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa đến năm 2030 để kịp thời ban hành vào đầu quý III/2022. Theo đó, mục tiêu của chiến lược này không đặt chỉ tiêu con số cụ thể, mà xác...
Xem tất cả
-
Việc hoàn thiện hệ thống các quy hoạch chi tiết của ngành cảng biển sẽ được chú trọng trong năm 2023 để mở đường huy động đa dạng các nguồn lực trong, ngoài nước, từ đó, lựa chọn được nhà đầu tư đủ năng lực phát triển hạ tầng cảng biển. Đồng thời, tập trung...
Xem tất cả
-
Nhằm tăng sức cạnh tranh cho ngành logistics, các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ chú trọng việc quy hoạch tổng thể một cách ổn định, lâu dài cũng như triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp; trong đó, cần đặc biệt quan tâm đến phát triển “logistics xanh” và tăng tính...
Xem tất cả
-
Bộ Công Thương tổ chức chương trình tọa đàm trực tuyến “Nâng cao khả năng cạnh tranh của hoạt động logistics Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ”. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của...
Xem tất cả