Thủ tục đồ gỗ nội thất làm từ gỗ công nghiệp
Theo Thông tư 38/2015/TT-BTC, các sản phẩm gỗ công nghiệp không có tên trong danh mục cấm và hạn chế xuất khẩu, các mặt hàng đồ gỗ này được xuất khẩu và làm thủ tục thông quan như các sản phẩm thông thường khác.
Hồ sơ hải quan xuất khẩu đồ nội thất gỗ công nghiệp bao gồm:
1. Hoá đơn thương mại
2. Phiếu đóng gói hàng hoá
3. Hợp đồng mua bán
4. Chứng nhận hun trùng.
5. Vận đơn lô hàng
Thủ tục xuất khẩu đồ gỗ nội thất tự nhiên
1. Tờ khai xuất khẩu
2. Hóa đơn thương mại
3. Phiếu đóng gói hàng hóa
4. Vận đơn
6. Giấy kiểm dịch thực vật
7. Chứng thư hun trùng
8. Hồ sơ lâm sản hợp pháp
9. Hợp đồng mua bán với bên nhập khẩu
10. Hồ sơ chứng minh nguồn gốc gỗ
Ngoài ra, trường hợp Doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ nội thất được làm từ gỗ tự nhiên thì thủ tục sẽ phức tạp hơn. Doanh nghiệp cần phải chứng minh nguồn gốc hợp pháp của gỗ – Hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định của Khoản 1, Điều 17, Thông tư 01/2012/TT – BNNPTNT được ban hành ngày 04/01/2012.
1. Gỗ mua từ nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam
2. Hóa đơn bán hàng theo quy định của bộ tài chính
3. Bảng kê lâm sản có xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại.
4. Gỗ mua trực tiếp của nông dân
5. Bảng kê lâm sản có xác nhận của địa phương như ủy ban nhân dân phường, xã.
Gỗ nhập khẩu
Đồ nội thất gỗ tự nhiên có nguồn gốc là nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, sau đó sản xuất, gia công lại thành các sản phẩm như bàn, ghế, tủ, … Để có thể xuất khẩu hàng nội thất này, chúng ta cần nộp tờ khai lúc nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
Mã HS, chính sách thuế xuất khẩu
Các sản phẩm nội thất gỗ có mã HS thuộc chương 94 với mô tả sản phẩm là : Đồ nội thất; bộ đồ giường, đệm, khung đệm, nệm và các đồ dùng nhồi tương tự; đèn và bộ đèn, chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác; biển hiệu được chiếu sáng, biển đề tên được chiếu sáng và các loại tương tự; các cấu kiện nhà lắp ghép.
Chương 94 có rất nhiều phân ngành nhỏ theo đặc tính của từng loại nội thất gỗ. Dưới đây là một số mã HS bạn có thể tham khảo như:
940161, Ghế khác, có khung bằng gỗ, đã nhồi đệm
940169, Ghế khác, có khung bằng gỗ, loại khá
940190, Bộ phận ghế ngồi ( trừ các loại nhóm thuộc nhóm 94.02)
940340, Đồ nội thất bằng gỗ được sử dụng trong nhà bếp
940360, Đồ nội thất bằng gỗ khác
940389, Đồ nội thất bằng mây, liễu gai và các vật liệu tương tự ( như tre, mây)
940390, Các bộ phận của đồ nội thất khác
940490, Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự
Mã HS rất quan trọng trong việc xuất khẩu. Việc áp đúng mã HS giúp Doanh nghiệp nắm được các quy định về thuế và những chứng từ cần chuẩn bị khi xuất khẩu sản phẩm gỗ nội thất
Thủ tục xuất khẩu
Để xuất khẩu thành công một lô hàng gỗ nội thất thông thường, doanh nghiệp xuất khẩu cần phải thực hiện những bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nộp hải quan (Bộ hồ sơ liệt kê ở phần trên)
Bước 2: Thực hiện hun trùng và chuyển hàng ra cảng. Thông thường, việc hun trùng sẽ diễn ra trước ngày đưa hàng lên tàu
Bước 3: Hoàn thiện chứng từ xuất khẩu khác
Bước 4: Thông quan tờ khai
Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ L/C nộp ra ngân hàng
Những lưu ý khi xuất khẩu đồ gỗ
– Khi xuất khẩu sản phẩm gỗ nội thất qua các nước châu Mĩ, châu Âu thời gian vận chuyển rất lâu ( 40 – 60 ngày) nên cần phải đóng gói kỹ càng để tránh ẩm ướt ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
– Dán nhãn trên sản phẩm phải thể hiện rõ các thông tin sản phẩm.
– Giấy chứng nhận hun trùng đầy đủ, đảm bảo chất lượng. Việc này rất quan trọng, nếu quên hun trùng hay hun trùng không đạt chất lượng, Doanh nghiệp sẽ bị phạt rất nặng và phát sinh thêm nhiều chi phí tại nước nhập.
– Ngoài vấn đề về thuế, doanh nghiệp cũng nên lưu ý về chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
– Khi xuất khẩu, chính phủ Việt Nam không yêu cầu người xuất khẩu làm xuất xứ Made in Vietnam cho hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, người mua hàng sẽ yêu cầu người xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ Made in Vietnam. Với khách hàng ở các nước ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể sẽ yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong hiệp định thương mại tự do tương ứng để người mua được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định.
– Shipping mark: Đối với hàng xuất khẩu, khi đảm bảo việc vận chuyển, làm thủ tục hải quan được thuận lợi, Doanh nghiệp nên dán shipping mark trên các kiện hàng.
Nếu doanh nghiệp bạn đang có nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa vá các dịch vụ vận chuyển quốc tế, Ulive LLC chuyên cung cấp dịch vụ làm thủ tục trọn gói từ xưởng về kho với thời gian thông quan nhanh gọn, uy tín, chuyên nghiệp và hỗ trợ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng.
Thông tin báo giá chi tiết về dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ:
ulive-llc.com
Bài viết liên quan
-
Bộ Công Thương tổ chức chương trình tọa đàm trực tuyến “Nâng cao khả năng cạnh tranh của hoạt động logistics Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ”. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của...
Xem tất cả
-
Logistics là ngành dịch vụ được ví như mạch máu của nền kinh tế quốc dân, có vai trò quan trọng trong việc kết nối, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Thị trường logistics tại Việt Nam được cộng đồng doanh nghiệp (DN) và các tổ chức quốc tế đánh giá...
Xem tất cả
-
Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5-2023 (từ ngày 1-5 đến ngày 15-5) đạt 23,89 tỷ USD, giảm 10,8% (tương ứng giảm 2,89 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng...
Xem tất cả
-
TP.HCM đặt mục tiêu phát triển logistics trở thành một ngành dịch vụ mũi nhọn, với mức tăng trưởng doanh thu đạt 15% vào năm 2025 và đạt 20% vào năm 2030… Cảng Cái Mép – Thị Vải. TP.HCM sẽ xây dựng 8 trung tâm logistics với tổng diện tích hơn 750 ha, bao gồm:...
Xem tất cả