Trong 2 năm qua, do ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến chuỗi logistics trong và ngoài nước liên tục bị đứt gãy. Điều này đã khiến việc giao thương hàng hóa không chỉ nội địa mà cả xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng, chi phí hàng hóa tăng cao bất hợp lý.
Cung ứng hàng hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Mới đây, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã có khảo sát về những biến động xấu của kinh tế trong những tháng qua, đặc biệt là do diễn biến phức tạp dịch bệnh COVID-19 mang lại.
Nhóm nghiên cứu nhận định, kể từ khi bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư, nhiều tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là 2 thành phố lớn nhất buộc phải giãn cách, khiến đầu tàu kinh tế cả nước có nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng. Không chỉ thế, những vấn đề đứt gãy nguồn lao động do giãn cách, nguồn nguyên vật liệu khi phí tăng cao và tình trạng ngăn cấm di chuyển giữa các khu vực, các địa phương cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Đáng lo lắng hơn, đã có 85.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 24,2% so với 2020, riêng Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 28,1% và số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 43.200 doanh nghiệp.
Bàn về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thành Thực, Chủ tịch Công ty Bagico Bắc Giang cho biết, việc liên tục bị đứt gãy hàng hóa do dịch COVID-19 đã khiến cho doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng đều bị thiệt hại do chi phí và giá bị “đội” lên cao một cách bất hợp lý. Ví dụ, giá 1 kg rau ở Bình Phước chỉ có 8.000 đồng, nhưng vì thiếu chuỗi cung ứng Logistics, dẫn tới giá rau khi lên TP Hồ Chí Minh tăng đến 70.000 – 80.000 đồng/kg.
“Do không thể vận chuyển được, nhiều mặt hàng buộc phải bỏ không, nhất là mặt hàng nông sản, gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân. Điển hình như mùa vụ sầu riêng tại Tây Nguyên vừa qua, toàn bộ lao động kỹ thuật đều “bị kẹt” ở miền Tây, không thể di chuyển lên Tây Nguyên để thu hoạch và vận chuyển. Trong khi đó, nhiều nơi đã đặt cọc mua hàng đều bất lực vì sầu riêng đã chín mà thiếu người thu hoạch và vận chuyển. Bản thân chúng tôi cũng bị ép giá và nhà cung ứng sẵn sàng bỏ cọc. Đây là sự lãng phí vô cùng lớn”, bà Nguyễn Thị Thành Thực chia sẻ.
Đối với thị trường quốc tế, việc đứt gãy chuỗi cung ứng cảng biển đã tác động nặng nề hơn đến mặt hàng nông sản Việt Nam. Đặc biệt, tình trạng thiếu container lạnh cho hàng nông sản hiện nay là một vấn đề rất lớn, dẫn đến chi phí vận chuyển xuất, nhập khẩu rất cao. Bà Nguyễn Thị Thành Thực cho rằng, điều này sẽ tác động đến cao điểm phục vụ cho hàng Tết trong khoảng 2 đến 3 tháng nữa. Đến thời điểm này, việc kết nối logistics giữa các nước trong khu vực vẫn còn khó khăn và đứt gãy. Trước vấn đề này, nhiều doanh nghiệp nông sản và doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực sự lúng túng và không dám nhận hàng vận chuyển.
Chia sẻ về những yêu cầu của thị trường Mỹ đối với chuỗi cung ứng Việt Nam với một số mặt hàng như nông sản, dệt may, ông Bùi Huy Sơn, Tham tán công sứ phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho biết, logistics và chuỗi cung ứng ở Việt Nam cũng như bất kỳ nước nào trên thế giới đều phải đáp ứng “nhanh – nhiều – tốt – rẻ”. Điều này đồng nghĩa, phía Mỹ yêu cầu logistics ở các thị trường phải đảm bảo chất lượng khi hàng đến, giá cả phải cạnh tranh.
Có thể nói, Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới với hơn 2.000 tỷ USD/năm. Do vậy, lượng hàng đi lại, giao dịch, quy mô của hệ thống, hạ tầng tiếp nhận hàng hóa nhiều năm qua rất là mới. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19 nặng nề, đặc biệt năm 2020 nước Mỹ chịu thiệt hại nhất, kèm theo đó là khủng hoảng logistics lan tỏa đến các nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đặc biệt là hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường biển. Theo đó, việc xuất khẩu hàng hóa, chủ yếu là nông sản và thủy sản với yêu cầu rất cao về tính thời gian, thời điểm, thời vụ nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa tươi, ngon… của doanh nghiệp Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề.
Tháo gỡ chuỗi cung ứng trong “bình thường mới”
Để tạo điều kiện và tháo gỡ cho chuỗi cung ứng sản xuất, vận chuyển, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ, ngành liên quan tạo thuận lợi cho doanh nghiệp để khôi phục sản xuất kinh doanh, đảm bảo lưu thông hàng hóa…
Nội dung được nêu trong Chỉ thị của Thủ tướng về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19 do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký ban hành ngày 3/10 cũng đã nêu rõ: Đến nay, dịch bệnh dù đã từng bước được kiểm soát, nhưng theo phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, hiệp hội, các khu công nghiệp, nhiều chuỗi sản xuất cung ứng hàng hóa bị đứt gãy, phải hủy nhiều đơn hàng sản xuất trong nước, thiếu hụt lực lượng lao động phục vụ sản xuất.
Do đó, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp với nguyên tắc “sản xuất phải an toàn, an toàn mới sản xuất”, Thủ tướng yêu cầu các doanh nghiệp với vai trò là chủ thể trong quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh, phối hợp chặt chẽ với UBND các tỉnh, thành phố để thống nhất phương án sản xuất, lưu thông hàng hóa, đi lại và ăn ở của người lao động; phương án phải đảm bảo an toàn tuyệt đối phòng, chống dịch trong tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp.
Các tỉnh, thành phố với trách nhiệm là cơ quan quản lý trực tiếp doanh nghiệp, khẩn trương thành lập ban chỉ đạo phục hồi sản xuất, phân công nhiệm vụ cụ thể để triển khai kế hoạch, thông qua phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo vừa duy trì sản xuất vừa an toàn phòng, chống dịch; đồng thời hướng dẫn tháo gỡ khó khăn kịp thời về thủ tục đầu tư, phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; tháo gỡ vướng mắc và tạo thuận lợi cho chuyên gia, người lao động nước ngoài được nhập cảnh, thực hiện cách ly theo quy định của Bộ Y tế; hướng dẫn các chính sách miễn giảm thuế, ban hành cơ chế hỗ trợ lãi suất, tín dụng…
Trước đó, nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng đã gửi kiến nghị đến Chính phủ khuyến nghị về chính sách tháo gỡ chuỗi cung ứng logistics không bị đứt gãy. Cụ thể, ngoài thực hiện yêu cầu lái xe phải tiêm đủ 2 mũi vaccine, có giấy xét nghiệm âm tính theo quy định thì mỗi địa phương cũng nên tổ chức ngay vùng đệm là các trung tâm logistics để hạ tải và luân chuyển hàng hóa cho nhu cầu của doanh nghiệp và cư dân địa phương; tổ chức các đội tuần tra trên các trục quốc lộ, tỉnh lộ; đảm bảo không cho hạ tải hoặc luân chuyển hàng hóa ngoài khu vực quy định. Tại các trạm tiếp liệu xăng dầu, phải có khu xét nghiệm nhanh, cách ly lái xe khi tiếp liệu, quy định rõ các điểm dừng nghỉ, kể cả cung đường đi và về.
Ngoài ra, nên xây dựng ứng dụng điện tử (App) “Nguồn lao động an toàn mùa dịch” nhằm thông tin tuyển dụng và việc làm tạm thời tại các khu công nghiệp, các tỉnh, thành giúp cho các lao động “vùng xanh” có việc làm ngay, doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất dễ tiếp cận nguồn lao động an toàn.
Về lâu dài, nhóm nghiên cứu cho rằng, phải có tư duy logistics ngay trong khâu hoạch định, thực thi chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 nhằm bảo đảm đầy đủ, đồng bộ và kịp thời các yếu tố vật chất và con người cho phòng, chống dịch COVID-19. Chiến lược phòng, chống dịch COVID-19 phải đi kèm chiến lược hậu cần – logistics một cách thống nhất.
Theo đó, Chính phủ và các Bộ, ngành cũng cần hoàn thiện thể chế, pháp luật logistics nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các hoạt động logistics trên thị trường trong mọi tình huống; bổ sung và hoàn thiện chính sách phát triển doanh nghiệp logistics thông qua xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp này với tất cả các loại hình vận tải.
Đặc biệt, đổi mới toàn diện hệ thống dự trữ quốc gia để nâng cao hơn nữa vai trò, sứ mệnh, công cụ dự trữ quốc gia trong hệ thống logistics trước những biến động khó lường. Hơn nữa, phải đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics (bao gồm các khu công nghiệp logistics, trung tâm logistics, cụm logistics…) đồng bộ, hiện đại, tiến tới xây dựng thị trường bất động sản logistics Việt Nam.
Với khối chính quyền địa phương, phải nhất quán với sự chỉ đạo của Chính phủ và các bộ, ngành trung ương; bãi bỏ các quy định chống dịch thực hiện thiếu thống nhất tại các địa phương đang gây ra rào cản cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ trong quá trình cung ứng hàng hóa; có chính sách kịp thời và mau lẹ để huy động mọi nguồn lực tại chỗ, từ nguồn nhân lực, vật lực, tài chính kịp thời thay thế các chuỗi cung ứng dài bằng chuỗi cung ứng ngắn tại các địa phương có dịch.
Các hiệp hội, nhóm nghiên cứu đề nghị, cần hỗ trợ thông tin từ các đầu mối tiêu thụ: mua buôn, mua lẻ, gom hàng, giá cả thị trường, tiềm năng tiêu thụ… Hỗ trợ thông tin từ các nguồn cung cấp an toàn: bán buôn, bán lẻ, bán online, giá cả, cách thức phòng chống lây nhiễm; kết nối với các bên cung cấp dịch vụ hoặc hiệp hội nước khác để hỗ trợ trong việc thực hiện các hợp đồng cung ứng với chi phí hợp lý, nhất là vận chuyển container, thủ tục giao nhận, đặc biệt đối với hàng hóa lưu thông, xuất nhập khẩu và hàng hóa chuyên dùng cho phòng chống dịch COVID-19 nhanh nhất, kịp thời nhất.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ xem xét điều động vệ binh quốc gia để xử lý tắc nghẽn chuỗi cung nếu những thách thức hậu cần (logistics) vẫn kéo dài. “Câu trả lời là có, nếu chúng ta không thể có bước tiến, như về tăng cường số lượng xe tải”,...
Trong 2 năm qua, do ảnh hưởng dịch COVID-19 khiến chuỗi logistics trong và ngoài nước liên tục bị đứt gãy. Điều này đã khiến việc giao thương hàng hóa không chỉ nội địa mà cả xuất khẩu cũng bị ảnh hưởng, chi phí hàng hóa tăng cao bất hợp lý. Cung ứng hàng hóa...
Covid-19 tác động mạnh mẽ lên chuỗi cung ứng toàn cầu lẫn trong nước, buộc các doanh nghiệp logistics triển khai sớm những giải pháp phục hồi hậu suy thoái. Không riêng Việt Nam mà ngành logistics toàn cầu đều chịu ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19. Theo khảo sát ghi nhận bởi Hiệp hội...
Bạn đang muốn mua hàng từ Mỹ nhưng gặp nhiều khó khăn? Bạn không có thẻ thanh toán quốc tế? Bạn không biết cách vận chuyển hàng từ Mỹ về Việt Nam? Bạn lo lắng về hàng giả, hàng kém chất lượng? ULIVE LLC tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ mua hộ...